google

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

tâm lý du khách

 Tâm lý du khách Trung Quốc

1. Tính cách dân tộc.
Đất nước Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu dài, gắn với những cuộc đấu tranh tranh giành lãnh thổ của các bộ tộc, bộ lạc nhằm thống nhất đất nước. Các bộ tộc, bộ lạc ai cũng cho mình là mạnh nhất, xứng đáng để làm chủ đất nước. Do ảnh hưởng của lịch sử, người Trung Quốc luôn đề cao dân tộc mình và bản thân mình. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, là thứ nhất. Vì vậy khi nói về Trung Quốc người ta thường nói đến số 1. Số 1 ngoài việc là số trung tâm, đó còn là còn số duy nhất, tức là người Trung Quốc cho rằng mình là duy nhất xứng đáng làm chủ thế giới này.
Do ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh, người Trung Quốc có cấu kết dân tộc rất cao. Họ rất trung thành với chính quyền, với Đảng mà mình đã lựa chọn. Hị không bao giờ phản bội hay đi ngược lại lý tưởng mà mình đã chọn lựa.
Người Trung Quốc rất thâm thuý. Người ta thường nói: “Người Trung Quốc giống như cái hố sâu, ở bên trong thì chứa đựng nhiều thứ nhưng mặt nước lại êm ả, không gợn sóng”. Khó ai hiểu được người Trung Quốc nghĩ gì, muốn gì. Họ còn được coi là con sư tử mà người ta thường nói: “Không nên đánh thức con sư tử đang ngủ” vì khi thức dậy không biết con sư tử đó sẽ làm gì.
Người Trung Quốc rất giỏi. Họ có thể làm mọi thứ mà người khác khó có thể làm được. Nhiều người từ đó mà nhận xét rằng người Trung Quốc rất giỏi lừa đảo vì những mặt hàng nhái mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
Người Trung Quốc rất coi trọng những giá trị cổ truyền, đôi khi còn tới mức bảo thủ.

2. Đặc điểm giao tiếp.
Người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Hán nên ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hán. Ngoài ra, do Trung Quốc rất rộng lớn, lại có nhiều dân tộc khác nên ngoài tiếng Hán, người Trung Quốc còn có tiếng Mông Cổ, Tây Tạng và một số tiếng dân tộc thiểu số khác.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo và Đạo giáo, người Trung Quốc rất coi trọng những cử chỉ hành động khi giao tiếp. Nó nói lên tính cách riêng của người Trung Quốc. Thường khi giao tiếp với người lạ, họ cũng hành động giống như các dân tộc khác trên thế giới, họ thường bắt tay và trao card. Thái độ của họ thường dè dặt kín đáo vì thế khi tiếp xúc với họ, đối phương khó có thể biết được cảm xúc thật của họ.
Người Trung Quốc rất coi trọng việc học, hàm vị. Vì thế khi giới thiệu một người với người khác họ thường nói luôn cả học, hàm vị kèm theo tên, không như các dân tộc khác chỉ giới thiệu tên. Tuy nhiên khi giới thiệu về mình, họ chỉ nói tên. Đó cũng là thể hiện một phần tính cách khiêm tốn, khách khí của người Trung Quốc.
Khi bàn luận ý kiến với người khác họ không bảo thủ hoặc khẳng định ý kiến của mình đúng. Họ thường nói: “Theo ý kiến của tôi thì…”. Như vậy họ giữ được thiện cảm đối với người đối diện. Khi giao tiếp với người quen, họ tỏ thái độ thân mật và thường gật đầu mỉm cười hoặc giơ tay chào. Tuy nhiên họ lại rất ít khi ôm hôn người đối diện cho dù đó là người quen.
Người Trung Quốc, cũng giống như người Việt Nam, là người rất coi trọng tình cảm, kính trọng người cao tuổi. Họ không trỏ ngón tay khi giao tiếp vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự, không tôn trọng người khác. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình người Trung Quốc rất đoàn kết, gắn bó.
Đặc biệt người Trung Quốc rất thích được khen ngợi. Họ tỏ thái độ vui vẻ, thân mật khi được người khác khen ngợi.

3. Các nhu cầu, sở thích trong du lịch: ăn uống, lưu trú, tham quan giải trí, mua sắm hàng lưu niệm, vận chuyển.
Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.
Trong ẩm thực của Trung Quốc, họ thường dựa vào triết lý Nho giáo, ngũ hành, cân bằng âm dương. Họ thường dùng phối hợp giữa nóng - lạnh, mặn - ngọt, chua cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữaằchats béo và chất xơ…chính những điều này không chỉ đảm bảo đầy đủ chất, đảm bảo chất dinh dưỡng, mà còn giữ gìn sức khoẻ và tạo ra những món ngon miệng. khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo..Những thức ăn họ thường ăn trong các nhà hàng là: nem, gà, vịt, ngan, lợn, cá, tôm, cua, ốc, bào ngư, cơm- cháo- mỳ- bún, chè…
Người Trung Quốc rất thích ăn rau, đặc biệt là những món rau xào với lượng dầu mỡ cao. Trong thực đơn của mình, khách du lịch Trung Quốc lựa chọn toàn là món xào.
Người Trung Quốc rất thích uống trà và đặc điểm này chi phối cả đến việc chọn lựa đồ uống khi đi du lịch của họ và tất nhiên trà là sự yêu thích số một của họ sau khi dùng bữa. Người Trung Quốc nói chung và khách du lịch nói riêng có uống rượu nhưng chỉ uống rượu khi có đồ nhắm hay uống rượu trong các bữa ăn
Người Trung Quốc không quá cầu kỳ trong việc chọn lựa nơi lưu trú khi đi du lịch. Họ thường không cần ở các khách sạn cao cấp như khách sạn 4 hoặc 5 sao. Họ chủ yếu nghỉ tại các khách sạn từ 1 đến 3 sao.
Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam bằng cả đường bộ, đường thủy, đường không. Tuy nhiên, dù lượng khách đến Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng vẫn chủ yếu là xuất phát từ những vùng gần biên giới Việt – Trung nên phương tiện chủ yếu được sử dụng là đường bộ.
Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân, một số ít là đi tham quan nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn chương trình Bussiness Tour khoảng từ 7- 15 ngày đi cả ba miền bắc, trung, nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họn chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày.
Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam xét về một yếu tố thì có khả năng chi trả không cao bằng khách Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp, Mỹ…Vì vậy, các dịch vụ họ lựa chọn sử dụng thường có thứ hạng trung bình hoặc khá, hợp với túi tiền của mình.
Đối với khách du lịch Trung Quốc, việc đi du lịch cũng là một cơ hội để mua sắm. Họ thường mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn ở trong nước mình. Họ thường không mua đồ gốm, sứ vì cho rằng đồ gốm, sứ ở nước mình tốt hơn ở những nước khác. Khi nghiên cứu về người Trung Quốc, người ta đưa ra một ví dụ là nếu một phụ nữ Trung Quốc mua được một món hàng giống hệt một người trong cùng đoàn của mình, ở cùng một hàng nhưng giá lại đắt hơn thì lập tức họ quay trở lại cửa hàng đó và trả lại món đồ đã mua.

4. Những điều kiêng kỵ
Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kỵ, một số điều kiêng kỵ của họ là:
- Họ kiêng con số 4 vì số này phát âm giống chữ “tử” nghĩa là chết.
- Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng, kiêng trỏ tay vào người đối diện vì cho rằng như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với khách bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành. Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.
- Họ không thích các đề tài về cách mạng văn hoá, sex, chính trị
- Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó..vào đầu tháng vì cho là nếu ăn sẽ gặp vận đen cả năm, cả tháng. Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như:
+ Mật ong không ăn cùng hành sống
+ Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó
+ Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn
Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ món cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu vì họ cho rằng đó là điều chẳng lành, sự việc không được đầu xuôi đuôi lọt
- Họ không thích màu trắng vì họ quan niệm đó là màu của sự tang tóc
- Họ kiêng không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may
- Có rất nhiều điều kiêng kỵ cho phụ nữ. Ví dụ như họ không được tham gia vào những ngày tế lễ, đặc biệt là lễ tế táo quân; Họ không được mài dao vì nếu mài thì sau này cái dao ấy ai mài cũng không sắc nữa; kiêng ngồi xổm vì sẽ sớm bị goá chồng; kiêng dùng loại vải có sợi dệt ngang vì sẽ khó sinh nở….
……

5. Những sở thích phổ biến khác:
Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9 vì cho đó là con số tốt, đem lại nhiều may mắn. SỐ 6, 9 rất giống kí hiệu thái cực của Trung Quốc “âm dương giao hoà. Sinh sôi, nảy nở”. Số 8 thể hiện sự may mắn và thuận lợi
Họ thích màu đỏ và màu vàng vì màu đỏ mang lại may mắn. Nó thể hiện sự vui sướng, nồng nhiệt, có sức mạnh, danh vọng, thường được sử dụng trong ngày đại hỉ như cưới, mừng thọ…Trẻ em thường được mặc quần áo màu đỏ. Màu vàng thể hiện quyền uy, giàu sang, phú quý. Trước đây chỉ có vua mới được sử dụng màu vàng.
Trong ngày tết họ thường ăn sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân vì họ cho rằng ăn sủi cảo sẽ đem may mắn cho họ. gạo trắng và gạo nếp được coi là thông điệp của may mắn, hạnh phúc “cầu được ước thấy” trong năm mới.
Người Trung Quốc thích ăn rau vì vậy trong bữa ăn luôn luôn có rau. Sau khi ăn, họ uống trà. Họ có nhiều loại trà ngon như trà Long Tỉnh, trà Quý Phi..Khi có khách đến họ thường mời trà. Nếu muốn uống nữa thì để lại một ít trà trong cốc, còn nếu không thì uống cạn cốc.
Họ cũng thích uống rượu trong các dịp quan trọng như ngày tết, cưới hỏi..Khi mời rượu, chủ nhân phải ró đầy tràn ly vì rót vơi bị cho là không tôn trọng khách, phải mời bậc trưởng bối uống trước. Người mời rượu phải đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi phải để ly thấp hơn miệng ly của người khác. 
Người Trung Quốc thích chơi cây cảnh có những đường nét mềm mại và uyển chuyển như những những nét hoa thông qua các dáng thế cơ bản trong tự nhiên như trực, hơi nghiêng, nghiêng, bán thác đổ và thác đổ. Họ thích các cây cảnh như cây đa, cây sung, cây bồ đề. Trong ngày tết, họ chuộng hoa đào (xua đuổi tà ma), hoa cúc (thanh tao) và hoa thuỷ tiên (quý phái, cao quý, quý tộc)
Họ thích các đề tài về lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ ở Trung Quốc.

6. Đến Việt Nam họ khen, chê gì? 
Theo các tài liệu du lịch Việt Nam và các khảo sát, tìm hiểu thì:
* Những điều du khách Trung Quốc thích khi du lịch ở Việt Nam:
- Tuyến điểm mà du khách Trung Quốc thích nhất là loại hình du lịch sông nước miền Tây và tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Đất nước Trung Quốc không có những bãi biển đẹp. Trong khi đó Việt Nam lại nổi tiếng với đường bờ biển dài, những bãi cát đẹp, nước biển trong xanh như bãi biển Nha Trang, Trà Cổ, Thiên Cầm, Hà Tiên...
- Đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc cùng chung sống hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán... kích thích du khách nước ngoài đến tìm hiểu, khám phá.
- Theo khảo sát, du khách Trung Quốc rất thích các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam. Họ rất thích mua chanh tươi về làm quà.
- Du khách Trung quốc cũng thích thưởng thức món ô mai Hàng Đường của Hà Nội. Theo họ, ô mai vẫn giữ được hương vị tự nhiên của quả mà lại không quá ngọt như ô mai Trung Quốc.
- Món ăn Việt Nam có nhiều rau xanh và không quá nhiều dầu mỡ như món ăn Trung Quốc, rất tốt cho sức khỏe. Nhiều du khách Trung Quốc rất thích món dưa chua và cà muối của Việt Nam.
- Người Việt Nam có những ngày lễ tết, phong tục tập quán truyền thống gần gũi với người Trung Quốc. Vì vậy, du khách Trung Quốc đến Việt Nam vào những dịp lễ tết luôn cảm thấy thân quen và thích thú.
- Du khách Trung Quốc nói riêng và du khách nước ngoài nói chung đều thích đến Việt Nam bởi Việt Nam là điểm đến hòa bình và an toàn; người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, am hiểu phong tục tập quán và lịch sử của dân tộc mình.
*Những điều du khách Trung Quốc không thích khi du lịch ở Việt Nam:
- Sự không phong phú trong các loại hình hoạt động giải trí đã khiến cho khách đến thường “không biết làm gì ngoài việc ngồi đánh bài cho hết thời gian”( theo lời một du khách Trung Quốc)
- Các điểm mua sắm nghèo nàn, chủng loại hàng chưa phong phú. Khách du lịch Trung Quốc thường mang theo nhiều tiền để mua đồ làm quà nhưng cũng không biết mua gì, bởi vì hàng hóa chủ yếu là của Trung Quốc.
- Giao thông Việt Nam còn lộn xộn, số lượng xe máy nhiều hơn ở Trung Quốc nên môi trường ô nhiễm hơn; người điều khiển các phương tiện giao thông còn ẩu.
- Tài xế taxi còn tính tiền “ăn gian” của khách.
- Số lượng các khách sạn chất lượng cao chưa nhiều, chưa đủ phục vụ cho số đông các du khách có khả năng chi trả cao, trong khi đội ngũ phục vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp.
- Trên đường phố còn rất nhiều trẻ em lang thang hay đi theo làm phiền du khách.
- Tại các trung tâm thương mại lớn, đội ngũ nhân viên còn chưa thông thạo tiếng Trung Quốc, còn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với khách.


 Những chú ý trong giao tiếp với người Trung Quốc

Chào hỏi

Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.

Làm quen

Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.

Đàm phán

Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.

Số 4

Người Trung Quốc kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Bạn không được tặng cái gì có liên quan đến con số này.

Trào danh thiếp

Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi.

Ăn tiệc

Không được lấy đũa gõ vào bát bởi đó là hành vi của những kẻ ăn mày. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy.

Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon.

Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự dụt dè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.

Quà tặng

Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng.

Ở khách sạn

Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là bạn ở khách sạn nào.

Quần áo

Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vét sẫm màu.

Phê bình

Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.
Lẩn Kha (sưu tầm)
Kỳ sau: Tiếp xúc và làm việc với người Pháp



 TÂM LÝ DU KHÁCH ANH

TÂM LÝ DU KHÁCH ANH
• Điều đầu tiên gây ấn tượng là rất lãnh đạm, phớt Ăng –Lê với người xung quanh, giữa “phe ta” với nhau, thậm chí họ không còn bắt tay nhau nữa.
• Người Anh thể hiện ý mình rất khiêm nhường, không có lối nói quyết đoán. Ví dụ: Theo tôi (According to me), hình như (It seems that), có thể (may be), khác với người Mỹ, ghét là nói và beat it
• Người Anh rất quan tâm đến thong tin buổi sang của mổi ngày nhất là thong tin về thời tiết.
• Người Anh rất chú trọng đến vấn đề ăn mặc. Sẽ rất khôi hài nếu họ vận áo vest đeo cravat còn mình thì áo thun dép lào.
• Họ thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh. Vì vậy đừng nghỉ rằng:”Thằng cha hay bà này chảnh quá”. Vậy thì tội cho họ lắm thiện tai thiện tai (tại thiên hết á)
• Người Anh là dân nghiện trà hang cao thủ, nhưng phải là trà theo phong cách Anh (trà có pha chút sữa chính xác hơn là vài giọt sữa)
• Mèo và hoa được qúy nhất
• Kỵ số 13 nhất
• Họ quan niệm “Cám ơn nhiều nghĩa là âm thầm xin them nữa” Cẩn thận đấy. Đôi khi chúng ta cám ơn nhiều là để tỏ long mình. Khó quá
Cách giao tiếp và ứng xử của người Anh
• Bắt tay một cách thường xuyên
• Để gọi người phục vụ bạn đưa tay lên, long bạn tay hướng ra ngoài. Để gọi hoá đơn thì hãy làm động tác như bạn đang ký vào một tờ giấy.
• Khi nói chuyện với người Anh, đừng cho tay vào túi quần, tránh chà xát mũi hay vuốt mũi, hoặc đổi thế đứng. Dễ ăn “đục” lắm đó
• Khi ăn với người Anh thì dù thức ăn có ngon đến đâu hay theo thói quen của chúng ta là chiến đấu đến cùng hay nói cách khác là diệt gọn. Người Anh hay để lại một chút thức ăn để thể hiện tính lịch sự.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN CHÚ Ý VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CƯ DÂN CHÂU ÂU, CHÂU MỸ VÀ CHÂU Á

1. Cư dân Âu - Mỹ 

Giữa cư dân châu Âu và châu Mỹ có những sự khác biệt trong văn hóa ứng xử, song họ cũng có những điều chung trong lĩnh vực này.
• Khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.

Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ.

• Họ luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào qui định của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá nhân. Vì thế, những câu hỏi tỏ sự ân cần quá mức về cuộc sống riêng tư không được ưa chuộng như với ngưòi châu Á. Tính độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình (kể cả khi đi du lịch). Họ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng sống tự lập. Nói chung họ thích có nơi ngủ riêng biệt để được hoàn toàn tự do.

Họ ít coi trọng quan hệ láng giềng như người châu Á. Khi rảnh rỗi, họ có thể vui thú với bạn bè hoặc trong câu lạc bộ chứ không nhất thiết thăm hỏi những người xung quanh.

• Người Âu – Mỹ rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn mọi việc phải được sắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan niệm, cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian. Họ thường sắp đặt công việc theo thời gian chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đối với họ, thời gian là tiền bạc và cái gì đã trôi qua là thuộc về quá khứ, ít lưu luyến.
Tuy vậy, những người ở vùng Nam Mỹ và Địa Trung Hải thường ít khắt khe về thời gian hơn.

tâm lý khách du lịch mỹ

đây là tâm lý du khách đi du lịch của khách du lịch mỹ mà tôi làm được .nêu có sai xin mọi người gop ý




SSI.KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC MỸ


Nước Mỹ (hay Hoa Kỳ) gồm 48 bang nằm ở Bắc Mỹ, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Mexico. Còn có thêm 2 bang tách rời là Alaska ở tây-bắc của Bắc Mỹ và bang Hawaii gồm một số đảo trên Thái Bình Dương. 
Tổng diện tích là 9 629 091 km2, là lãnh thổ lớn thứ 4 trên thế giới, bằng nửa nước Nga, rộng hơn Trung Quốc một chút, bằng khoảng một nửa Nam Mỹ, bằng 3/10 châu Phi, lớn gấp 2,5 lần Tây Âu.
  Nước Mỹ có dân số là 295 734 000 người (điều tra tháng 7-2005).Trong số đó có 77,1% là người da trắng, 12,9% là người da đen , 4,2% là người châu Á và 1,5% là thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska. Hàng năm hiện có khoảng 1 triệu người nhập cư. Tính trung bình (1970-2003) số người trong mỗi gia đình ở Mỹ là khoảng 3,19 người, số gia đình không có con dưới 18 tuổi là 51%, 1 con- 21,6%, 2 con- 18%, 3 con- 6,9%, 4 con trở lên- 2,6%. Năm 2003 có tới 27,5% con cái chỉ sống với mẹ (hoặc bố) . Có khoảng 56% người dân theo đạo Tin Lành, 28% theo đạo Cơ đốc La Mã, 2% theo đạo Do Thái, 4% theo các tôn giáo khác và 10% không theo đạo nào. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh, một số ít nói tiếng Tây Ban Nha.
Mỹ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và lấy ngày Độc lập là 4-7-1776, ngày công bố Hiến pháp là 17-9-1787, có hiệu lực từ 4-3-1789. 
Quốc kỳ Mỹ có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 bang và 13 vạch trắng, đỏ tượng trưng cho 13 bang khi mới lập quốc.
Mỹ là một nước Cộng hòa liên bang, thực hiện chế độ tam quyền phân lập. Hiến pháp quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao. Mỗi bang lại có hệ thống Hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không trái với Hiến pháp của Liên bang.Quốc hội Liên bang gồm có Hạ viện (453 hạ nghị sĩ, bầu theo tỷ lệ dân số từng bang) và SThượng viện (100 thượng nghị sĩ, mỗi bang 2 người). Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm, của thượng nghị sĩ là 6 năm nhưng cứ 2 năm lại bầu lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp.


Hệ thống chính trị ở Mỹ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ (biểu tượng là Con lừa) và Đảng Cộng hòa (biểu tượng là con Voi ) kiểm soát. Đảng Dân chủ được đông đảo người nghèo và giới công đoàn ủng hộ còn Đảng Cộng hòa lại quan tâm nhiều hơn đến các thế lực tài phiệt, giới chuyên gia và các tầng lớp trung lưu.

Mỹ là nước có nền kinh tế và có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới. GDP năm 2004 của Mỹ là 11 750 tỷ USD, bình quân đầu người là 40 100 USD. 
Lực lượng lao động là 141,8 triệu người, trong đó chỉ có 2,5% làm việc trong lĩnh vưc nông-lâm-ngư nghiệp (!). Vậy mà Mỹ làm ra trên 41% tổng lượng ngô, 34,9% tổng lượng đậu tương và 13,1 tổng lượng lúa mỳ của thế giới. 
Lượng nông sản xuất khẩu của Mỹ năm 2004 đạt tới kim ngạch 61,3 tỷ USD, trong đó 26% là lương thực, thức ăn chăn nuôi và 22% là gia súc, gia cầm , sản phẩm động vật. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ năm 2003 là 714,5 tỷ USD (f.o.b.) trong khi đó nhập khẩu tới 1260 tỷ USD (f.o.b.).
Tổng số năng lượng được sản xuất ra ở Mỹ năm 2004 là tương ứng với 70,4. 1015 Btu , trong đó than đá chiếm 32,2%; khí thiên nhiên (khô)- 27,5%, khí thiên nhiên (lỏng)- 2,47%; dầu thô- 16,4%; năng lượng hạt nhân- 11,7%; năng lượng tái tạo- 8,7%.
Các ngành công nghiệp chính của Mỹ gồm dầu mỏ, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ , khai thác khoáng sản. 
Mỹ nhập khẩu chủ yếu là dầu thô, dầu tinh chế, máy móc, ô tô, hàng tiêu dùng, vật liệu công nghiệp, thực phẩm và đồ uống. các đối tác xuất nhập khẩu chủ yếu của Mỹ theo thứ tự là Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Malaysia, Italia, Iceland, Hà Lan, Singapore, Brazil. Việt Nam xếp hạng thứ 40 với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2003 với Mỹ ( xuất khẩu từ Mỹ là 1291,1 triệu USD và nhập khẩu vào Mỹ là 4472,0 triệu USD). Nếu chỉ tính riêng về xuất khẩu vào Mỹ thì Việt Nam hiện xếp hạng thứ 35. Mỹ có quan hệ buôn bán với 230 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
Mỹ là quốc gia có nền giáo dục và y tế phát triển. Chính phủ dành khoảng 7,7% GDP cho giáo dục, năm 2001 số giáo viên THCS va THPT ở Mỹ là 3 triệu 388 nghìn người ( 390 nghìn ở các trường tư thục), số giảng viên các trường Cao đẳng và Đại học là 1 triệu 113 nghìn người (342 nghìn ở các trường tư thục). 
Năm 2001 có cả thảy 4 197 trường Cao đẳng và Đại học. Năm 2003 số Bệnh viện trong cả nước là 5 764 cái , số giường bệnh là 695 000 giường. Cả nước có 243,32 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế, chỉ còn 15,6% dân chúng chưa được bảo hiểm y tế. Số người năm 2003 được thay thận là 15 129 người (sống 96%), thay tim - 2055 người (sống 86%) ,thay gan- 5669 người (sống 86%) , thay phổi- 1085 người (sống 79%), thay tụy - 502 người (sống 96%). Tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi ung thư (tính sau 5 năm) trong giai đoạn 1995-2000 là 66% với người da trắng và 55% với người da đen. Tuy nhiên số người chết về ung thư năm 2005 vẫn còn là 570 280 bệnh nhân, số người chết vì AIDS trong giai đoạn 1981-2003 là 524 000 người. Đáng chú ý là trong tổng số những bệnh nhân nhiễm HIV thì có 47,6% do đồng tính luyến ái nam, 26,8% do tiêm chích ma túy, 6,8% do vừa đồng tính luyến ái nam vừa tiêm chích ma túy, 16,3 % do tình dục nam nữ không an toàn và 2,3% do các nguyên nhân khác. Tỷ lệ chết vì tai nạn năm 2001 là 35,7 người tính trên 100 000 dân.
Mỹ hiện còn ba vấn đề nan giải là thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và thất nghiệp. Năm 2004 thâm hụt ngân sách lên đến gần 500 tỷ USD. Năm 2003 thâm hụt thương mại hàng hóa là 549,4 tỷ USD, thương mại dịch vụ thặng dư 60 tỷ USD. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2003 là ở mức 6%. Ngoài ra tỷ lệ lạm phát năm 2003 vẫn còn ở mức 1,8%.

Về nguồn gốc:
Dân tộc từ góc độ nhân chủng học là người indio không hẳn là người da đỏ, đúng hơn là họ có da màu vàng nâu,mặt rộng ,tóc thẳng,và đen các hình thức văn hoá của người inđio cũng khác nhau là do các thực phẩm và nguyên liệu thô quyết đinh điều kiện vật chất cho nền nền văn hoá ở các khu vực khác nhau.các nhóm văn hoá của người Inđio,cũng được phân biệt bằng nhà ở của họ
Ví dụ:nhà có mái vòm là người Eskimos
Nhà bốn bên vách gỗ là người Inđio ở Miền nam
Nước mỹ là một đất nước của những người nhập cư
những người da trắng đầu tiên đến định cư ở thế giới mới điều là người gốc Tây Ban Nha theo đạo thiên chúa ở Roma.Họ định cư ở miền nam nước Mỹ ngày nay
Người anh đến mỹ vào thời điểm muộn hơn Tây Ban Nha nhưng họ giữ vai trò nòng cốt của xã hội mỹ.Mưòi ba thuọc địa đầu tiên là ngươi Anh cai trị,luật pháp cơ cấu tổ chức chính quyền, đời sống văn hoá thuộc địa Mỹ chủ yếu mang đặc điểm Anglo_saxon.
Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở tất cả nơi trừ những “cộng dồng”nứoc ngoài biệt lạp.Nhà thờ Anh,giáo phai tin lanh anh,phong tục của Anh chiếm ưu thế trong đời sống tôn giáo Mỹ.
Những người không phải là gốc Anh.Bắc Ailen người Irish người Hà Lan ,người Pháp người Đức ảnh hưởng sâu sắc đến thuộc địa Anh. Đặc biệt là ngưoi Hà Lan đã đén định cư ở NiuNedôlen sau đó lập ra Amxtecdam(thành phố Niu Ốc sau này)và đã góp phần tạo nên kiến trúc độc đáo
Từ năm 1860 đến nay số dan nứoc Mỹ đã thay đổi đáng kể ,Người nhập cu cũng thay đổi luồng di cư từ chau Á đến mỹ tăng lên bắt đầu là người Trung Quốc sau là ngưòi Nhật..
II.TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI MỸ:
Dân tộc Mỹ tuy pha tạp, không đồng nhất nhưng sáng tạo và năng dộng.Các giá trị văn hoá của ngưòi Mỹ
Chủ nghĩa cá nhân. 
Kết quả và thành công.
Hành động và hiệu quả thực tế,tiến bộ đầy đủ vật chất,tự do
Chủ nghĩa cá nhân là cốt lõi của nền văn hoá Mỹ người Mỹ tin tưởng ở năng lực và đức thánh thiện”của từng nhân cách cá nhân.người Mỹ cho rằng mọi người chỉ phục vụ được một xã hội khi anh ta độc lập,tự do xã hội và anh ta chỉ có thể có giá trị khi sống tách biệt với xã hội đó.Chủ nghĩa cá nhân hiểu theo qua niệm của ngưòi mỹ không đồng nghĩa với thái độ ích kỷ,vị kỉ
Hướng tới tương lai và luôn luôn tin vào sự thay đổi
Người Mỹ có tính cách thoáng đạt, thích hoạt động xã giao
Người Mỹ sùng bái Chủ nghĩa cá nhân, tự do dân chủ, thực dụng, nhưng không thể nói họ tự tư tự lợi, không yêu nước, thiếu tinh thần dân tộc. Khi đất nước lâm nguy, họ dễ dàng nhất trí và sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân.
Người Mỹ giỏi tự giới thiệu mình. Kiến thức họ có 7 phần, nhưng người Mỹ thường nói phóng lên thành 10 phần. Đặc điểm giỏi đề cao mình này có liên quan đến sự cạnh tranh gay gắt trong xã hội Mỹ. Ví dụ nếu đang đi tìm việc làm, người Mỹ nào đó cứ tỏ ra quá khiêm tốn thì ông chủ dứt khoát là không nhận họ vào làm, thành thử khiêm tốn đối với người Mỹ là biểu hiện thiếu tự tin của con người.
Người Mỹ là người kinh tế, động cơ hành động của họ là lợi nhuận. Người Mỹ luôn luôn không hài lòng về bản thân và không có thành công nào là đủ. Đối với họ đồng tiền là chiếc chìa khoá để đi đến xã hội
Là xã hội mà đẳng cấp luôn luôn bị thay đổi, nghĩa là mọi người luôn luôn cạnh tranh với nhau
Người Mỹ trong giao dịch, kinh doanh không cần bắt tay quá nhiều, có thể đi thẳng vào chuyện làm ăn, thậm chí có thể đàm phán ngay trong lúc ăn sáng. Cũng như người Anh, người Mỹ cho rằng quan hệ cá nhân đều dựa trên quan hệ thị trường, trao đổi buôn bán nên rất chú trọng đến những khía cạnh pháp lý của đàm phán, thương lượng
Quan niệm tự do bình đẳng hình thành định hướng giá trị và chuẩn mực cơ bản của xã hội, tác động rất lớn đối với đời sống nước Mỹ
Người Mỹ hay thường khuyên “hãy tự mình lấy cho mình”và muốn thế phải lao động
Người Mỹ đã sử dụng thời gian và tiền bạc vào các hôi tôn giáo nhiều hơn tất cả các hội tự nguyện khác gộp lai khoảng 60% tổng số ngưòi đan mỹ là thanh viên của hiệp hội tôn giáo rất nhiều. 
Người Mỹ giàu tinh thần mạo hiểm và vươn lên, cầu tiến. Nhờ thế mà chỉ trong hơn 300 năm họ đã biến vùng đất hoang bắc châu Mỹ thành một quốc gia giàu mạnh nhất thế giới - kỳ tích này chưa dân tộc nào làm được dù có hàng ngàn năm lịch sử. Họ không bao giờ thỏa mãn với hiện trạng, luôn tràn đầy niềm tin tiến lên, xông xáo khám phá. Thích cái mới, thích cá cược là nét mạo hiểm điển hình Mỹ
Đa số người dân Mỹ quan niệm theo đuổi t ín ngưỡng trở thành công việc mang tính chất cá nhân
Người Mỹ năng động, đam mê hành động phiêu lưu thích giao tiếp quan hệ rộng không câu nệ hình thức thoải mái tự nhiên.Do vậy làm quen với họ rất nhanh nhưng kết bạn lâu bền thì rất khó
Ngưòi mỹ có thói quen ngồi bỏ chân lên bàn,tay chắp sau gáy,quần áo nhiều túi.
Người Mỹ không thích người khác hỏi về tuổi tác, giá tiền của các thứ mua sắm .Đối với phụ nữ Mỹ không được tặng nước hoa, quần áo và đồ trang điểm .Người Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc xã giao "lady first - ưu tiên quý bà
Người Mỹ rất tin vào con số huyền bí nhưng người theo đạo thiên chúa rất kị con số 13(nhà không có số 13,tầng phòng không có số 13,không khởi hành vào ngày 13…)

Nếu như bạn không gọi điện báo, hoặc hẹn trước mà đến chơi nhà họ, thì họ không vui. Không hẹn mà đến cũng như không gõ cửa mà vào nhà, đối với người Mỹ là khiếm nhã.
Người mỹ không cầu kỳ trong ăn uống,không thích nghe nói nhiều ,không thích lễ nghi giao tiếp phiền toái trong giao tiếp 
Người mỹ rất thông minh,nhưng nhiều thủ đoạn,thích phô trương mình
Có tính năng động rất cao ,rất thực dụng,với họ mọi hành động điều được cân nhăc kĩ càng trên nguyên tăc lợị ích thiết thự.Những gì sâu xa tinh tế mang net văn hoá tao nhã,thanh lịch không phù hợp với họ. Điều này thể hiện rõ trong kiến thức,hoạt động và cả trong giao tiếp
Người mỹ thường không khách sáo và câu nệ hình thức:gọi tên không có nghĩa là thân mật 
Tốc độ làm việc nhanh chóng,khẩn trương


vui chơi rất sôi động và mãnh liệt:bóng bầu duc hockey trên băng,bóng rổ
Tính cách cởi mở,phong cách sống tự nhiên thoải mái.

Người Mỹ ít bắt tay khi được gặp lại hoặc lâu ngày gặp lại,Nữ không bắt tay khi được giới thiệu, Ít bắt tay khi từ giả,trừ những trường hợp bắt tay làm ăn,kinh doanh
Người Mỹ không căn cứ vào địa vị cao hay thấp, chức vụ to hay nhỏ để kính trọng hay không kính trọng, mà họ xem xem người đó có chỗ nào đáng kính trọng hay không.
Người Mỹ ngay từ lúc bắt đầu gặp ai đã tin tưởng ngay người đó, chỉ khi nào họ bị lừa thì họ mới bắt đầu nghi ngờ mà thôi. Nhưng họ chỉ trân trọng sau khi đã quan sát xem học vấn và cách xử thế của người ấy ra sao. 
Tình bạn của người Mỹ với các bạn đồng sự hoặc với xóm giềng thường bị gián đoạn bởi phải điều động công tác hoặc di chuyển nơi ở, có nhiều người bỏ đi không chào từ biệt ai cả, ngày lễ ngày tết cũng chẳng có lấy một cái thiệp chúc mừng năm mới. Tính cách này có lẽ liên quan đến "văn hóa du mục" của người Mỹ.

Họ coi trọng năng lực và thành tựu đạt được của bất cứ người nào và khá coi nhẹ quan hệ thân tình và hôn nhân. Khi thấy ai đạt được một thành tích nào đấy, người Mỹ thường tỏ ra vui mừng chứ không có tính ghen tỵ "trâu buộc ghét trâu ăn" như một số người ở phương Đông
Người Mỹ cũng như người Châu Á đều có thể diện. Họ không muốn bị bẽ mặt ra hay mất thể diện trước công chúng. Các nhà quản lý Mỹ thường phải từ bỏ thói quen cá nhân để giữ gìn nhân phẩm và lòng tôn trọng của nhân viên, đồng nghiệp. Tuy nhiên, người Mỹ ít quan tâm tới thể diện hơn người Châu Á. Còn nhớ, đợt khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nhiều nhà quản lý Nhật Bản đã tự vẫn, vì theo họ đó là một cách để bảo toàn nhân phẩm. Nhưng đối với người Mỹ, trong những trường hợp tương tự họ không bao giờ làm chuyện đó
Sự nổi tiếng biểu hiện sự thành công và đồng nghĩa với nhịp độ
người Mỹ quan niệm sang hèn ở chổ tài sản,nên mục tiêu của họ là tiền bạcvà của cải. Để diễn tả hạnh phúc họ nói:’I feel like a miliion dolar”.Người Mỹ rất tự hào về tiền của họ
Với mọi quan hệ,tiếp xúc gặp gỡ điều phải hẹn hò
trong quan hệ giao tiếp, cai quan trọng là nụ cười đầu tiên(nếu họ thích cười của ta thì là bạn của họ)
Họ cho rằng không cần phải che dấu tình cảm mà hay biểu lộ thái quá.
họ cười thoải mái,không đem tin giữu vào nụ cười mà với thái độ quan tâm buồn rầu
Thích được đón tiếp nồng hậu như một ngôi sao
hai chủ đề thường đua câu chuyện kết thúc cuộc giao tiếp đó là tuổi tác và tiền bạc
Tránh hỏi chủng tộc tôn giáo(một nhà chính trị pháp đã nói”Pháp có 3loại tôn giáo phái và280 phomat nhưng mỹ có 3 loại pho mát nhưng có 280 tôn giáo”)
Người Mỹ trong giao tiếp được coi là không va chạm(“phi tiếp xuc”)ngoài cái hôn khi gặp và chia tay
Đặc điểm khi đi du lịch:
Đặc biệt là quan tâm đến điều kiện an ninh ở nơi quốc gia họ đi du lịch. 
Thích môn thể thao du lịch biển,môn thể thao lặn biển.
Môn thể thao thích nhất tại điểm du lịch là tennic,bơi lội.
Thích tham gia các hội hè,thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí.
Phương tiện giao thông được sử dụng ôtô du lịch đời mới
Thích cac món ăn nơi đi du lich nhất là các món ăn Trung Quốc,Nhật Bản và pháp.
Khi gặp nhau nắm tay vừa phải, mắt nhìn thẳng .
Tránh tiếp xúc cơ thể hoặc ôm hôn khi chào hỏi. Khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ tốt nhất là 60 – 70 cm (khoảng cách một sải tay)…khi nói chuyện phải nhìn thẳng vào mắt người đối thoại.
Khi người Mỹ đi du lịch thông thường là họ đã tìm hiểu rất kỹ điểm họ đến cả 6 tháng trước rồi qua net và qua những người bạn của họ .
Nếu vô tình bị ho, hắt xì hơi tốt nhất nên nói “Xin lỗi - Excuse me”.
Người Mỹ ăn mặc đa dạng, thoải mái không theo kiểu gì, khi ngồi trên ghế đợi, hay tựa vai vào tường, có khi ghếch cả chân lên bàn làm việc.
Trong giao dịch họ ít dành thười giờ nói chuyện thân mật, quan niệm “Thời gian là tiền bạc”. Vì vậy khi trao đổi chúng ta họ đi thẳng vào công việc. Họ thích đúng giờ.
Khách Mỹ nhanh chóng sử dụng tên gọi- khi giao tiếp, họ thích ăn trưa nhẹ nhàng, dành bữa chính vào ăn tối. Họ thường định các cuộc hẹn gặp vào lúc ăn sáng.
Khi khách Mỹ lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay phải khoanh tròn hình chữ O là để biểu hiện điều tốt đẹp.
Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc.
Đề tài nên tránh: Sự thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam.
Khi họ dừng ăn đặt giao đĩa song song bên phải của điã ăn,mũi nhọn của đĩa quay xướng dưới nếu cũng như vậy mà mũi nhon của đĩa quay bên trái có nghĩa là không ăn nữa.người phuc vụ biết như thế mà phục vụ chu đáo.
Nam giới không muốn ngủ chung một khi đi du lịch với nhau
Các tour phong phú có các đối tượng tham quan mà nó đã trở thanh dấu ấn của chiến trường xưa.cac dối tượng tham quan thể hiện vùng đất “trinh nguyên”chưa có sự can thiêp thô bạo của chính bản thân con người ,vì rang hơn nửa triệu cựu chiên binh trở lại Việt Nước là điều hấp đẫn đối với bản thân họ và cả gia đình họ.
Các tour phải sắp xếp khoa học,thời gian chuẩn xác các quy luật di chuyển và vận hành trên mỗi chặng đường Tour.
Cần bạn phải nói rõ những lịch trình chuyến đi rõ ràng và những cách thu phí khác trong chuyến du lịch (rõ ràng và minh bạch) .
Khi đi du lịch khách Mỹ không cầu kỳ
Các loại hình du lịch thiên nhiên,du lich sinh thái,du lich chuiyên đề nghiên cứu lịch sử,văn hóa nghệ thuật hay các lễ hội ccổ truyền dân tộc rất được du khách Mỹ thích thú 
Khách du lịch mỹ rất ưa chuộng đi dạo phố,ngắm cảnh bằng xích lo

Khách du lịch mỹ không có thói quen đi bộ để dạo choinhững chiếc mũ tai bèo,những đôi dép cao su được khách du lịch mỹ muốn tìm
Thích tham quan nhiều nơi nhiêu nước trong một chuyến đi
thích đi du lịch cùng gia đình.
Độ tuổi trung niên ở MỸ đi du lich nhiều nhất
Phương tiện lưu trú thường lưu lại ở cac khách sạn hiện đại
Rất chú ý đến ngoại hình của hướng dẫn viên du lịch
Khắt khe trong khi đánh giá chất lượng phục vụ.
III. Khẩu vị và cách ăn uống của người Mỹ

Người Mỹ không cầu kì trong ăn uống ,ngoại trừ những bữa tiệc,dịp tết và khong thích các lễ nghi phiền toái.
Người Mỹ ăn nhiều một suất bằng hai người ăn và tuyệt đối sạch sẽ
Đa số người Mỹ ăn uống theo phong cách Châu Âu(trừ những người Châu Áchưa bị đồng hoá)
Khi họ tạm dừng ăn thường đặt dao đĩa song song bên phải của đĩa ăn, mũi nhọn của đĩa quay xuống dưới.Nếu cũng như vậy mà mũi dao của đĩa quay sang trái tức là đã dùng xong món ăn của mình.
Món ăn truyền thống;Sườn rán,bánh cua,bánh mì kẹp thịt gà.
Thích ăn ngọt lẫn mặn.
Đặc biệt món táo nấu với thịt ngỗng,thịt xay nhỏ
Người Mỹ uống nhiều và sành điệu về uống,đồ uống thường để rất lạnh.Họ thường dùng nước khoáng thiên nhiên hay nước lọc đã khử trùng để giải khát.
Thích uống cà phê sau khi ăn và đồ tráng miệng thường là trái cây tươi hoặc bánh ngọt…
Có yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm,họ không có thói quen dùng thức ăn quá nóng như người Phương Đông.
Thích ăn những thức ăn chế biến sẵn
Thích ăn phở việt nam
Hay vừa đi vừa ăn











IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC KINH DOANH DU LỊCH
2.GIÁO TRÌNH TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP,ỨNG XỬ TRONG KINH DOANH DU LỊCH.NXB THỐNG KÊ HÀ NỘI 1995
3.GOOGLE.COM.VN
 TÂM LÝ DU KHÁCH NHẬT

Tâm lý du khách Nhật

I.
Lối sống của người Nhật.
a- Các mùa du lịch
Trong năm có một số thời điểm người Nhật đi du lịch rất nhiều. Từ cuối năm nay đến đầu năm sau (25/12 – 7/1), cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
Người Nhật có xu hướng đi du lịch khi các trường học công lập đóng cửa. Vào thời kỳ này giá vé máy bay cao hơn nhưng họ vẫn đi du lịch rất đông.
b- Tour trọn gói / theo đoàn
Rất ít khi thấy khách du lịch Nhật đi du lịch một mình trừ khi chuyến đi có mục đích thương mại hoặc du lịch ba lô (nhưng hiện nay tại Việt Nam thì khách Nhật đi theo dạng ba lô và theo tour là ngang nhau.
c- Việc quyết định
Nếu một gia đình Nhật có ba thế hệ cùng đi du lịch thì
Bọn trẻ sẽ quyết định khi nào đi
Ông bà sẽ quyết địng chi tiêu bao nhiêu
Bà mẹ có quyết định cuối cùng về tất cả mọi thứ, còn ông bố thì thi hành không có cãi cọ gì cả (điều này rất lạ vì tại Nhật đàn ông đi làm nuôi cả gia đình đây cũng là một điều đặc biệt)
II. Tập quán sinh hoạt
a- Bồn tắm
Khách du lịch nếu được hỏi sẽ chọn giữa phòng có bồn tắm và phòng chỉ có vòi hoa sen trừ khi họ là thanh niên. Cách tắm của người Nhật cũng rất đặc biệt (có thể nói là khác người). Họ ngâm mình trong bồn từ 5 đến 10 phút sau đó ra khỏi bồn kỳ cọ rồi lại vào bồn ngâm mình tiếp
b- Giày dép
Những đôi dép đi trong nhà là một trong những yêu cầu tối thiểu dành cho khách Nhật trong khách sạn thậm chí có người còn mang theo dép riêng nữa. Khi SKS-45 ở nhà một bạn người Nhật tại Kyoto, trong nhà anh bạn này có tất cả là 6 đôi dép ( anh chàng naỳ còn độc thân) dép để đi trong nhà, đi vệ sinh, vào phòng ăn . . v. . v. Tóm lại nếu không quen thì nhầm và mang dép của nhà vệ sinh đi khắp nhà
c- Bữa ăn
Mặc dù rất thích thú vơí các món ăn địa phương nhưng sẽ không có gì bằng nếu có một bình nhỏ nước tương Nhật – điều này sẽ gây được thiện cảm với khách Nhật


Cách cư xử
a- 4C và 1S
Người Nhật quen với 4 chữ C và 1 chữ S đó là: Tiện nghi (Comfort), Thuận tiện (Convenience), Sạch sẽ (Cleanliness), Lịch sự (Courtesy) và An toàn (Safety)
b- Sự đúng giờ
Điều này tạo sự sốt ruột. Khi bạn hẹn với một người Nhật thì việc đúng giờ là cần thiết. Tuy vậy khi mà các nàng hẹn với anh chàng Nakata hay Ajinomoto hoặc Suzuki nào đó thì cứ cho hắn chờ, cá là hắn không dám phản ứng đâu tớ bảo đảm
c- Sự tò mò
Người Nhật có xu hướng ra ngoài để xem, ăn, thử, mua bán hay giải trí. Vì vậy những thông tin liên quan đến các vấn đề trên mà chúng ta nắm rõ thì còn gì bằng phải không nào?
d- Phàn nàn
Rất ít khi phàn nàn ngay lập tức mà toàn là “đá hậu” không à, có thể do nhiều lý do như là cả nể chẳng hạn. Cách tốt nhất là đừng tạo điều kiện cho họ có dịp phàn nàn thế là xong.

TÂM LÝ DU KHÁCH NHẬT

Trong công tác, với tác phong công nghiệp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kến chệc vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.

Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu. trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Khi muốn làm quen hoặc giao dịch công tác, bạn nên trao một tấm danh thiếp để tự ggiới thiệu mình. Điều này rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Hỏ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hộ thứ hai gặp lại.

Khác với những người châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi thăm quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại.

Người Nhật rất tôn kính Nhật hoàng nên xin đừng hỏi Nhật hoàng bao nhiêu tuổi, tính tình ra sao. Họ sẽ nghĩ ngay đến quốc thể bởi chỉ một câu sai ngữ pháp hay dùng nhầm từ của người tiếp chuyện. Nếu muốn cuộc tiếp xúc không tẻ nhạt thì bạn nên hướng tới chủ đề không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán.

Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với người Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất, nhì thế giới. Như luật bất thành văn, họ tặng nhau quà trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
Tâm lý khách du lịch Pháp

Người ta đã biết Pháp là đất nước phương tây nên người Pháp là người sống độc lâp,tự chủ nên tâm lý của họ khi đi du lịch cũng rất độc lập, họ không muốn người hướng dẫn viên quan tâm tới họ mà nên để cho họ có những thời gian tự do,tjoải mái ,không nên làm phiên họ.Những lúc du khách hỏi nên trả lời thẳng thắng,không nên”vòng vo tam quốc”như nói với người Phương Đông
ẩm thực của người Pháp háp vốn là một đất nướccó nghệ thuật tinh tế và phong phú.Người Pháp rất rành ăn vả rành ăn uống.Ẩm thực nổi tiếng bởi rượi vang –fomat và các món ăn như ốc sên hay gang ngỗng béo.Mỗi vùng có nét độc đáo riêng .
Miền Đông có bánh rếp rượi vang saumur và rượi táo,miền Bắc châmpne miền trang với nhiều loại fomat.
Phía Tây Nam với ngang ngỗng béo.Riêng PARI còn nổi tiếng với càe và các quán cafe.
Các món ăn của Pháp thường rất dùng nhiều loại mỡ.Ngày nay thói quen cua Pháp cũng thay đổi,họ ăn ớt vào bữa tối và bưa sáng
Tính cách của khách du lich Pháp
-Thông minh,lịch thiệp,nhã nhặn và khéo léo trong lĩnh vực tếp xúc
-Tôn trọng tự do cá nhân
-Trong hinh thức cầu kỳ và sành điệu trong ăn mạc
- Rất hài hước và châm biến cái gì thói quen
-Trong giao tiếp thương cư sử nhẹ nhàng trong giao tiếp
-Nhưng nghiêm túc .Trong quan hệ xã hội ,người Pháp giưa kiểu cách trọng hình thức,có sự phân biệt đẳng cấp ở trong quan hệ,có sự phân chia rỏ ràng trong cách chào,có sự phân biệt rõ ràng trong quan hệ,cách nói,cách viết thư và đặc biệt là cách cư sử ví phụ nữ
-Người Pháp luôn luôn nói cảm ơn (Merci) mỗi khi hỏi thăm đường xá, lúc mua hàng…
-Khi ở chung trong một khách sạn, chung cư, đi chung thang máy, đều phải chào xã giao: Bonjour hoặc Bonsoir.
Không được hút thuốc nơi công cộng.
Trên toa tàu hay tại nhà hàng ăn nên nói nhỏ tiếng, tránh lớn tiếng ồn ào.
-Tại nhà hàng ăn, khi cần gọi người phục vụ chỉ cần giơ tay cao lên, không gọi lớn tiếng.

Khi đi bộ nên đi trên lề đường, băng qua đường phải tôn trọng tín hiệu đèn đỏ. Nếu không có tín hiệu đèn đỏ phải đi vào đường có vạch trắng sẽ được ưu tiên.
-Chào hỏi trong cách giao tiêp của người Pháp:
Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi cac nhà chinh trị muốn thu hut sự chú ý cua dư luận.khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường,bắt tay nhẹ.Nếu thân quen thì có thể ôm hôn nhẹ tượng trưng thôi.Hôn lên gò má trái và phải của người phụ nữ.Nếu gặp nhau lần đầu tiên thìo tuyệt nhiên không làm chuyên đó.Tự đẩy cửa vào nhà được coi là bất lịch sự chỉ bước vào nhà khi chủ nhà cho ra mở cửa hoặc yêu cầu tự mở cửa 
Trong chào hỏi làm quen và giao tiếp tự công nhận mắc sai phạm được đánh 
giá cao .Coi đó là phẩm hạnh tốt, điều rất quan trọng là giưa thể diện cho người khác traứh xung khắc công khai.Khi được mời không được từ chối nếu không có thời gian thì ăn nhẹ với nhau.Ở Pháp bũa ăn vẫn là nơi và dip đàm phán thương thảo hợp đồng thận tiên và chượng.Khi làm quen trao đổi với người Pháp về các chủ đề về văn háo-xã hội tránh chủ đề chính trị nhay cảm
Ngưòi Pháp rất thích nói và nói nhiều muốn lấy lòng khách du lịch Pháp cần phải chăm chú lắng nghe
-Cách ăn tiệc :
Ngay cả trong những bữ tiệc chính thức cũng không nhất thiết thắt cà vạt .Nhưng nhất thiết Nam giơi phải mặt comlê đồng bộ hoăc đò mi.Cử chỉ lịch thiệp rất được để ý ở nước pháp.Đặ biệt ở người phụ nữ ,nam giới mở cửa mời phụ nữ bước vào và giúp người phụ nữ koác áo choàng khi ăn bữa tiệc trong nhà hàng,phụ nữ được phục vụ trứoc,nam giới phục vụ sau.
Khi vào nhà hàng phâm phâm đi về phía bàn nào đó mà nên chờ hỏi và hướng dẫn.Không nhất khoát phải có đồ ăn tráng miệng nhưng có thì càng tốt.Xong đồ ăn thì gọi đồ uống .Đồ uống sau là café hoặc chè.Khiđó mới bắt đầu vào công việc,trứoc đó không nên nâng cốc chạm mạnh và nói to lời chuc thường được cho là thiếu tinh tế.Chỉ nâng cốc chìa ra làm hiệu chạm cốc với nhau thôi.
Trong bữa ăn làm việc thường dùng rượi vang nhưng ở mức độ vừa phải nhiều khi chỉ một cốc.
-Trả tiền:
Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không phải người nào trả tiền người ấy.Có để lại tiên típ nhưng không vượt quá 10% .Ai mời ăn người ấy trả tiên 
-Quà tặng: 
Khi được mời riêng nên mang hoa với bánh kẹo ngon để làm quà tặng cho người chủ nhà bó hoa thường được cbố và trang trí rất đẹpvà nghệ thật nen khi tặng cứ để nguyên.
-Quần áo:
Trong giấy mời thường ghi rõ cach ăn mặc quần áo cho phù hợp:néu trong để ghi”Tenuse de soiree” thì yêu cầu ăn mặc lịch sự.comple thẩm màu,thắt cavạt đối với nam giới, váy sang trọng đối với phụ nữ còn không thì ăn mặc binh thường
-Tính xác định:
Thời gian là khái niệm tại Pháp ít khi cac hoạt động băt đầu đúng giờ
Rất dễ mất lòng với sơ xuất nhỏ của người nước ngoài 
Thích vui chơi giải trí,thích đi du lịch vào hè,ở PHáp có 5 tuần phép 1 ngày.Tuy thế theo luật 35 giời làm việc 1 tuần .người pháp có 50/năm ngày nghỉ thường vào voà mù hè nên pháp thích máy trò giải trí ,mạo hiểm,ngắm cảnh
Tôn trọng tình bạn:người pháp rất tổntọng tình bạn
-Tập quán của người pháp:
Người pháp rất ít mời bạn về nhà,phần lớn mời ra nhà hàng ăn uống bàn chuyện công việc.Nếu được mời dùng cơm gia đình là một vinh dự rất lớn
Ở pháp ngay 1/8 là ngày hội du lịch hầu như ở pháp điều chọn ngày 1/8 la ngày đi du lịch tham quan,nghỉ ngơi,giải trisau một năm làm việc mệt mỏi vất vả
Ngón tay trước chỉ vào thái dương chứng tỏ chỉ sự ngu ngốc.
-Tôn giáo:
Là một nước Cơ đốc giáo La Mã truyền thống, tuy nhiên cùng với những tư tưởng chống thuyết giáo quyền mới du nhập gần đây, từ thập kỷ 1970 Pháp đã trở thành một nước thế tục. Quyền tự do tôn giáo được được quy định trong hiến pháp, theo tư tưởng từ Tuyên bố Dân quyền và Nhân quyền. 
Khái niệm căn bản về mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo là khái niệm laïcité, quy định rằng và các thể chế (như trường học) không được có bất kỳ một đặc trưng tôn giáo nào hay can thiệp vào giáo điều tôn giáo, và rằng tôn giáo không được can thiệp vào việc đưa ra chính sách của. 
-Ngưòi pháp kỵ:
Người Pháp tối kỵ “Ưa”, “Ợ” hay “Nấc cụt” trong khi ăn uống, chẳng may bị “Nấc cụt” thì phải nói “Pardon”, khi ăn uống tránh gây tiếng động lớn. 
Hoa cúc màu vàng ở pháp rất kỵ đặc biệt là người đi du lịch vì nó biểu hiện sự chết chóc không may mắn
Hoa cẩm dương có màu éăs rất đep nhưng nó thể hiên sự xui sẻo
Con số 13em lại sự không may mắn vào ngày 13 là không đi du lịch ,tổ chức sự kiện gì vvè số 13 là số sui sẻo,không gặp may mắn
Đặc biệt ở pháp không thích đè cập sự riêng tư trong gia đình bỏ nặt trong buôn bán khi tnói chuyện .Ngưòi pháp rất ghét khi nói chuyện mà đề cập đến chuyện riêng tư trong gia đình họ
Đặc điểm khi đi du lịch :
Mục đích chính khi đi du lịch của người Pháp khi đi du lịch là nghỉ ngơi và tìm hiểu làm giàu vốn tri thức của bản thân. Đi du lịch con người sẽ mở mang kiến thức , học hỏi được nhiều tinh hoa văn hoá của các dân tộc ,phong tục tâp quán và con người của nước bạn sẽ bổ sung vào vốn tri thức của bản thân vì thế nước Pháp rất thích đi du lịch ma đặc biệt là tới Việt Nam vì nước ta la một nươc co nhiều tinh hoa văn hoá đăc sắc co lịch sử hào hùng.
Ít nói tiếng nước ngoài khi đi du lịch mà họ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ của chính nước mình
Khi đi du lịch mà họ được nhân viên phục vụ tôt sẽ cho tiền thêm (pookboar) để bày tỏ sự hài lòng với người phục vụ đó đã trở thanh thói quen khi đi du lịch 
Phương tiện giao thông thích sử dụng khi đi du lịch : ô tô, máy bay ,xe đạp. Pháp rất thích đi du lịch bằng xe đạp vưa mạo hiểm khi leo núi vừa tiện có thể ngắm được cảnh vật xung quanh
Thích nghỉ ngơi tại các khách sạn từ 3 đén 4 sao và các kiểu nhà nghỉ giải trí.Ở những khách sạn và nhà nghỉ đó du lịch Pháp cảm thấy an toàn 
Đến với Việt Nam khách du lịch Pháp thích và đam mê cảnh đẹp Hạ Long và rất thích các món ăn truyền thống do người Việt chế biến, các món ăn hải sản rất tuyệt vời của người Việt .Đặc biệt là rượu “cuốc lủi “ .Hầu như khách du lịch các nước đến Việt Nam đều thích các món ăn truyền thống va cảnh đẹp mê hồn của Vịnh Hạ Long. Các món ăn của người Việt được Pháp nhân xét là ngon và đậm chất dân dã của các miền quê.
Thích phục vụ ăn uống tại phòng , vì ngại ngồi ăn với người không quen biết ăn hết thúc ăn trong đĩa khi nhân viên phục vụ đem đén có nghĩa là hài lòng với cách phucvj vụ và tôn trọng họ.
Đó là những điểm khác biệt với khách du lịch các nước khách du lịch Pháp cò yêu câu chất lượng phục vụ cao đối với khách du lịch Pháp tiền bạc không quan trọng bằng chất lượng phục vụ của nhân viên. Họ đi du lịch cần sự quan tâm chăm sóc tận tình đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Đối với người nhiều tuổi bữa ăn thường nhẹ nhàng thanh đạm nhưng yêu câu hơi cao về thái độ phục vụ của nhân viên họ cần quan tâm chăm sóc ân cần , họ sẽ cảm thấy thoái mái khi được đón tiếp chăm sóc chu đáo. Đối với khách du lịch công vụ yêu cầu về phục vụ nhẹ nhàng và cân thận.
Họ thường đem giá cả so sánh với chất lượng sản phẩm mà họ hưởng thụ họ thường chú ý đến hình thức và phong cách giao tiếp của nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên . khách du lịch Pháp yêu cầu phục vụ rất cao đáp ứng nhu cầu của họ sẽ tao ấn tượng lần sau. 
Người Pháp rất kỉ giá cả họ trả cho người phục vụ thì yêu cầu phải phục vụ bằng giá cả đó 
Khách du lịch Phap thường tính toán chi li trong chuyến đi du lịch họ chia đều cho chuyến đi du lịch chỉ có 50% ngân quỹ cho các dịch vụ vật chất ,hướng dẫn. 50% mua săm nhưng lại yêu cầu phục vụ cao.
Đặc điểm trong kinh doanh:
Người Pháp rất nghiêm túc trong công việc luôn cẩn trọng với những ai đương đột đến đề nghị làm ăn . Thường đòi hỏi phải được giới thiệu đang hoàng do đó khi mới tiếp xúc nên nhắc đén những người họ biết và nể trọng
Trong bữa ăn mà các nhà kinh doanh ở Pháp mời nhau không nên nhắc đến công việc nhưng ngưòi biết nói chuyện biết giao tiếp sẽ tạo ấn tượng tốt với người Pháp ngay từ bữa đầu.
Đặc điểm của người pháplà rất thận trọng,tỉ mĩ luôn cẩn trọng trông công việc làm ăn không mạo hiểm với kinh doanh .Những người biết tiếp xuc sẽ luôn tạo ắn tưông tôt với ngưòi phap tạo sự đông thuận trong doanhKhi gặp gỡ phải hẹn trước và nếu đựoc phải xac định bằng thư.Trong kinh doanh người pháp ghet nhất là bị từ chối lời mời .Nếu bận không đi được thì phải thoả thuận bữa ăn nhẹ nếu không sẽ bị khinh thường.
Phải bắt tay khi gặp gỡ và ra về. Để tỏ thái độ kính trọng,hoà nhả,tôn trọng mọi người.Nếu là rất bất lịch sự,sẽ bị đánh giá không tốt,sẽ tạo ra một ấn tượng xấu
Ngưòi pháp nổi tiếng với tính thận trọng và xét nét đối với từng thông tin và số liệu.Với người pháp trong kinh doanh phải đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối,làm việc phải thận trọng suy xét tính tỉ mỉ rồi mới quyết định.
người pháp không thích ai thuc giục nên đưng bao giờ tỏ ra sốt ruột hoặc bực mình.Họ làm việc thận trọng nên cần có thời gian.
Thư từ giấy tờ rất được xem trọng và người pháp rất thích xác nhận các chi tiết bằng thư từ.Họ cảm thấy thân mật an toàn qua thư từ
Khẩu vị ăn uống của người pháp:
Nói chung người pháp thích ăn cac món ăn Consomme, các loại bánh ngọt ,patê có tỏi . Thích ăn các món nướng rán ,tái còn lòng đào,các món nấu chín nhừ.Hay ăn súp vào buổi tối, tráng miệng bằng món ngọt và hoa quả tổng hợp 
Sau cùng là uống cafê hoặc chè .Trong bữa ăn của Pháp đồ tráng miệng không có cũng không sao. Ăn hết thức ăn ở Pháp có nghĩa là khen ngợi tài nấu ăn của đầu bếp,có nghĩa là tôn trọng người nấu và tỏ ra hài lòng với các món ăn. Khi ly rượu vơi một nữa thì tiếp thêm rượu để tỏ ra vẫn uống tiếp nhưng khi không uống thêm nên uống cạn ly để chứng tỏ đã đủ rồi không muốn uống thêm nữa. 
Không nên hút thuốc trong bữa ăn như vậy sẽ tỏ ra mất lịch sự ,không tôn trọng mọi người xung quanh làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh như vậy sẽ không tạo ấn tượng tốt với mọi người .Người Pháp không thích ngồi ăn cùng bàn với những người không quen vì họ cảm thấy khó tiếp xúc không tự nhiên khi ăn va nói chuyện .
Người Pháp rất thích uống cafê vào buổi tối và buổi sáng sau bữa ăn nước uống chính của họ là cafê vì cafê có thể giúp họ tỉnh táo trong công việc có cảm giác sảng khoái khi lam việc . 
Người Pháp có tính rất tò mò nên khi ăn thì ăn “tất tần tật” ăn hết để khám phá hết vị của các món ăn. Đối với người Pháp ăn uống cũng là một nghệ thuật ,bữa ăn của ngưòi Pháp rất dài có thể kéo dài 3 đến 4 giờ đẻ thưởng thức tưng món ăn đồ tráng miệng và đồ uống mới cảm nhận được vị của các món ăn.Các món ăn của họ không chỉ cầu kỳ ,độc đáo mà còn sàng lọc tất cả những tinh hoa nhất của văn hoa ẩm thực. Người Pháp rất chú ý đến ẩm thực
Tâm lý khách du lịch của một số nước trên thế giới

1. Người Nga
- Khi gặp ngưười Nga. họ thường bắt tay và xưng tên/ bạn bè thì “ôm như gấu” , hôn má.
- Khi từ biệt họ vẫy tay (cũng như nhiều dân tộc khác) nhưng lại ngửa lòng bàn tay về phía ngoài và khua lên xuống. Nếu lòng bàn tay hướng về phía mình và khua ra trước và sau có nghĩa là ”hoy đến đây”.
- Người Nga là khách dễ tính, ít đòi hỏi, tính đôn hậu, trung thực tình cảm dễ thể hiện ra bên ngoài.
- Người Nga thích uống rượu mạnh nhất là về mùa đông.
- Đề tài ưa thích: Hoà bình
- Đề tài nên tránh: Stalin, khơ - rut - sốp…

2. Người Mỹ:
- Nước Mỹ tập hợp nhiều dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, đặc điểm khách du lịch Mý rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên có một số nét chung sau:
Khi gặp nhau nắm tay vừa phải, mắt nhìn thẳng .Tránh tiếp xúc cơ thể hoặc ôm hôn khi chào hỏi. Khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ tốt nhất là 60 – 70 cm (khoảng cách một sải tay)…khi nói chuyện phải nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Nếu vô tình bị ho, hắt xì hơi tốt nhất nên nói “Xin lỗi - Excuse me”.
- Người Mỹ ăn mặc đa dạng, thoải mái không theo kiểu gì, khi ngồi trên ghế đợi, hay tựa vai vào tường, có khi ghếch cả chân lên bàn làm việc.
- Trong giao dịch họ ít dành thười giờ nói chuyện thân mật, quan niệm “Thời gian là tiền bạc”. Vì vậy khi trao đổi chúng ta hoy đi thẳng vào công việc. Họ thích đúng giờ.
Khách Mỹ nhanh chóng sử dụng tên gọi- khi giao tiếp, họ thích ăn trưa nhẹ nhàng, dành bữa chính vào ăn tối. Họ thường định các cuộc hẹn gặp vào lúc ăn sáng.
- Khi khách Mỹ lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay phải khoanh tròn hình chữ O là để biểu hiện điều tốt đẹp.
- Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc.
- Đè tài nên tránh: Sự thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam.

3. Người Anh:
- Nếu đặc điểm của người Mỹ là cởi mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi khi mang dáng vẻ phô trơng bề ngoài thì khách du lịch Anh tỏ ra ngợc lại. Họ rất lonh đạm, thờng không để ý đến những nguười xung quanh, giữa những người dân tộc của họ, giữa người đồng nghiệp thường khi gặp nhau họ cũng không thích bắt tay nhau. Họ chỉ thích bắt tay nhau khi xa nhau lâu ngày gặp lại hoặc tỏ ý cảm ơn.
Khách du lịch- Anh thường biết kiềm chế. Người Anh thể hiện ý chí của mình rất khiêm nhường, không dùng lối nói chuyện đoán. Họ thờng nói: Theo tôi (According to me), hình nh (It seem that), có thể (May be).
- Các cuộc gặp theo quy tắc phải đợc sắp đặt từ trước, coi trọng đúng giờ.
- Người Anh thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh.
- Đề tài yêu thích: Lịch sử – Kiến trúc – Làm vườn.
- Đè tài nên tránh: Tôn giáo, Bắc Ailen, Tiền và giá cả.

4. Người Trung Quốc
- Khi gặp mặt thường là gật đầu hay giơ tay cũng đủ, tuy nhiên cũng có thể chìa tay ra bắt.
- Người Trung Quốc thờng gọi nhau bằng họ.
- Không quen đụng nh: vỗ vai, ôm lưng.
- Người TQ ăn uống không cầu kỳ nhưng ăn rất khoẻ.

5. Người Nhật Bản
- Nguười NB khi mới gặp nhau thường đưa card trước khi bắt tay.
- Người Nhật khi gặp nhau trước hết họ đứng im tại chỗ, sau đó cúi gập lưng khiến hai cánh tay vươn thẳng xuống chạm vào đầu gối và vẫn trong t thế vài giây, họ thận trọng chỉ ngớc con mắt lên thôi. Đứng thẳng lên trớc là bất nhã cho nên hai người đang chào nhau phải theo dõi nhau để cùng đứng thẳng lên .
- Người Nhật có đức tính quý báu là kiên nhẫn, lịch sự khiêm nhường.
- người Nhật thích ăn món thuỷ hải sản tươi sống.
- Hoa sen là biểu tợng của sự buồn, tang tóc với người Nhật.

6. Người Pháp
- Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.
- Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, tốc độ 1 giờ đàm thoại sử dụng 120 lần cử chỉ điệu bộ.
- Rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, nghệ thuật Pháp.
- Đề cao các món ăn ngon và thích rượu vang ngon, theo họ bữa ăn đồng nghĩa với không khí thân mật, sự hài lòng và th gian. Bữa trưa và tối của họ thường có 3 món (Khai vị, món chính, món tráng miệng).
- Đề tài yêu thích: Đồ ăn - Thể thao – Văn hoá
- Đề tài nên tránh: Tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư.

7. Người Úc:
- Nồng hậu hữu hảo, không khách khí.
- Thích bắt tay chặt
- Nói thẳng và trung thực, ghét sự gian dối.
- Đánh giá cao sự đúng giờ
- Không thích phân biệt giai cấp.
- Có năng khiếu hài hước ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng.

 Đặc trưng tâm lý của khách du lịch theo châu lục!

Châu Âu

1. Có tính hướng ngoại, cởi ở, thẳng tính.
2. Rất chính xác về thời gian, sạch sẽ.
3. Ý thức pháp luật cao, luôn có kế hoạch làm việc và vui chơi cụ thể.
4. Có tính độc lập, quyết đoán cao, thích những trò chơi mạo hiểm, thích khám phá, hầu hết là những người lãng mạn, say mê nghệ thuật.
5. Tôn trọng phụ nữ, trọng hình thức.
6. Có hiểu biết cao về văn hóa.
7. Về văn hóa ăn uống: thiên về các thức ăn chế biến từ động vật, hoặc đồ ăn sẵn, ưa đồ ngọt. 

Châu Á

1. Tính cộng đồng rất cao, chịu sự chi phố, ảnh ưởng nhiều từ Nho giáo.
2. Tính kín đáo, hướng nội. 
3. Coi trọng tình cảm.
4. Coi trọng những người cao tuổi, có nhiều kinh nghiêm. (Thể hiện trong lễ nghi, nề nếp gia đình).
5. Về ăn uống: Thiên về yếu tố thực vật, dùng nhiều gia vị. 

Châu Mỹ

1. Thẳng thắn, bộc trực, trực tính.
2. Hay tranh luận, thường thể hiện những cử chỉ mạnh.
3. Đề cao vai trò của cá nhân, tự khẳng định năng lực bản thân, tích cực.
4. Thực dụng hơn lãng mạn.
5. Rất nguyên tắc, đề cao vật chất và địa vị.
6. Thích phiêu lưu mạo hiểm, tìm cảm giác mạnh.
7. Coi trọng tự do, không thích bị ràng buộc bởi gia đình, quá khứ. 

Châu Phi


1. Nóng nảy, cuồng nhiệt, dễ tự ái dân tộc.
2. Chất phác, thẳng thắn, không câu nệ nghi lễ trong giao tiếp nhưng nhạy cảm với việc phân biệt trong giao tiếp.
3. Sống theo đại gia đình.
4. Tôn sùng đạo giáo, có nhiều tập tục khắt khe. 
5. Rất hiếu khách. 

--------------------------------------------------------------------------------------
Mỏi tay quá! Bạn nào cần tìm hiểu về TLKDL nước nào mà mình có tài liệu thì sẽ post tiếp. (Mở ngoặc là nếu tìm được nhá ).


 Tâm lý nông dân

Nguyễn Hồi Loan, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Tâm lý học - Số tháng 7/2005Trong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau. Trong đó, những đặc điểm tâm lý của dân tộc là "cốt lõi" tạo nên sự thuận lợi hoặc cản trở trong quá trình hội nhập. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam (80% dân số Việt Nam làm nông nghiệp) ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế hiện nay ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Họ sống cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của mình được bao bọc bởi luỹ trẻ làng bảo vệ. Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa... Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hoà thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân dễ trở nên rụt rè, thụ động. Người Việt đã tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ quan, cảm tính. Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng xóm đều theo nguyên tắc trọng tình (duy tình). Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau là một môi trường thuận lợi để người nông dân tạo ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục ngữ). Lối sống trọng tình cảm sẽ tất yếu đẩy cái "lý" (luật pháp) xuống hàng thứ hai.
Lối sống trọng tình đã dẫn đến cách ứng xử hết sức linh hoạt và thích ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh cụ thể: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, Đi với bụt mặc áo cà sa/ Đi với ma mặc áo giấy (tục ngữ). Với nhu cầu sống hòa thuận trên cơ sở cái gốc là tình cảm giữa con người với nhau trong làng xóm càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét và chính là cơ sở tâm lý hiếu hòa trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự tôn trọng và cư xử bình đẳng với nhau. Do vậy, người nông dân hết sức coi trọng tập thể, cộng đồng, làm việc gì cũng phải tính đến tập thể. Lối sống linh hoạt, trọng tình, dân chủ là những đặc điểm tích cực, nhưng mặt trái của nó là đặc điểm tâm lý áp đặt, tuỳ tiện, tâm lý "hòa cả làng", coi thường phép nước (pháp luật): "Phép vua thua lệ làng", "Đưa nhau đến trước cửa quan, bên ngoài là lý bên trong là tình”.
Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy, người nông dân phải dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên tai. Hơn nữa, nền nông nghiệp lúa nước lại mang tính thời vụ rất cao, điều đó có nghĩa là mọi người phải liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ. Do đó, tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý đặc trưng của người Việt Nam trong văn hóa làng xã. Ở Việt Nam, làng xã và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Bởi vậy, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó và có vai trò quan trọng đối với người Việt. Sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ nhau về vật chất, tinh thần và dìu dắt, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị (Một người làm quan cả họ được nhờ). Quan hệ huyết thống là cơ sở của tính tôn ti: người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới. Tính tôn ti trong trật tự của các dòng tộc đã dẫn đến mặt trái của nó là tâm lý gia trưởng, trọng nam khinh nữ và đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Đây là một rào cản rất lớn trong quá trình hội nhập của người nông dân Việt. Làng xã Việt Nam như một vương quốc thu nhỏ với luật pháp riêng (hương ước) tạo nên một sự cố kết, bền vững của làng xã và cũng đã tạo nên tâm lý bè phái, địa phương, ích kỷ. Hương ước của làng xã chính là hệ thống giá trị, chuẩn mực của làng xã, nó quy định cung cách ứng xử, lối sống của cá nhân trong làng, tạo nên sự đồng nhất, mà trước hết là trong dòng họ. Sự đồng nhất mà cơ sở là tính cộng đồng có mặt tích cực là làm cho mọi người luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau (trong dòng họ trước hết) như: Chị ngã em nâng (tục ngữ). Nhưng mặt trái của tính đồng nhất là ý thức về cá nhân bị thủ tiêu.
Sự đồng nhất (giống nhau) dẫn đến chỗ người nông dân Việt Nam hiện nay nhiều khi có thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, vào số đông: Nước nổi thì thuyền nổi hoặc Cha chung không ai khóc (tục ngữ). Cũng từ đó, một nhược điểm của họ là tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả mọi người đồng nhất, như nhau) - Xấu đều hơn tốt lỏi (tục ngữ) - vẫn còn biểu hiện ở không ít địa phương.
Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam hiện nay, người ta coi trọng cái tiếng (danh dự) hơn các thứ khác. Do vậy, họ sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng cho con cháu mình được học hành, đỗ đạt.
Tâm lý sĩ diện trong đời sống làng xã của người nông dân dẫn đến tính khoa trương, trọng hình thức. Mặc dù đời sống kinh tế hiện nay của người nông dân văn còn khó khăn, nhưng họ sẵn sàng tuân theo các thủ tục, nghi lễ nặng nề, tốn kém trong cưới xin, ma chay, khao vọng, hội lễ... Những hủ tục này gây nên sự tiêu tốn kinh phí rất lớn cho cá nhân cũng như cho cộng đồng, do vậy dẫn đến sự đói nghèo của nhiều gia đình nông dân. Đây là một vật cản lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của người nông dân Việt Nam.
Ngày nay, văn hoá làng xã còn ảnh hưởng cả đến đời sống đô thị, khiến cho đô thị Việt Nam vẫn còn phảng phất những nét, phong cách của nông thôn.
Như vậy, để thực hiện thành công quá trình CNH - HĐH đất nước, cùng với những nhiệm vụ chính trị khác, chúng ta cần khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của một số yếu tố tâm lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng.
Nguồn: Tâm lý học - Số tháng 7/2005

lịch sử ngành rượu việt nam

LỊCH SỬ RƯỢU VIỆT NAM

Ngành công nghiệp rượu của Việt Nam ra đời và hoạt động độc lập từ rất lâu, với vị trí là một nghề thủ công truyền thống. Nhiều làng nghề truyền thống đã nổi tiếng khắp cả nước. Các loại rượu truyền thống như rượu nếp, rượu cẩm, rượu cần được nấu bằng phương pháp thủ công cũng phổ biến không kém các loại rượu sản xuất công nghiệp. Có thể nói rượu được tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước với số lượng chủng loại ngày càng phong phú và gia tăng không ngừng. 
Năm 1858, khi những người Pháp đặt chân lần đầu tiên đến Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất rượu trải qua nhiều thay đổi lớn. Những năm trước khi ngành công nghiệp rượu ra đời, Chính phủ bảo hộ khuyến khích dân ta nấu rượu, uống rượu để thu thuế, cấp đăng ký sản xuất rượu... Nhưng vẫn không có các biện pháp thu thuế triệt để. Hiện tượng trốn thuế, khai man thuế tràn lan không kiểm soát được. 
Kể từ khi sản xuất rượu công nghiệp ra đời, Chính quyền bảo hộ ra sắc lệnh cấm dân tự nấu rượu, ngừng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nấu rượu cho các hộ gia đình đã từng sản xuất kinh doanh bằng nghề nấu rượu, chỉ duy trì một số làng nghề tập trung dễ thu thuế. Việc cấm dân nấu rượu ngày càng được kiểm soát chặt chẽ, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp, một số tổ chức thanh tra riêng do người Pháp trực tiếp chỉ huy được thành lập chuyên đi bắt phạt những hộ gia đình nấu rượu không phép - dân Việt thường gọi là “Tây đoan”. 
Một mặt, Chính phủ bảo hộ đưa ra chính sách ngăn cấm các làng nghề, ngăn cản người dân tự nấu rượu, mặt khác lại bắt người dân phải tiêu thụ theo định mức các loại rượu do nhà máy rượu của Chính phủ bảo hộ sản xuất (rượu Ty). Nhưng khắp nơi người ta vẫn lén lút nấu rượu để uống hoặc để bán. Và cũng vì “rượu ta nấu nó cho rượu lậu”, nên từ đây, người dân Việt Nam đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là “rượu Ngang” (rượu nấu và tiêu thị theo kiểu đi ngang về tắt), “rượu cuốc lủi”(vừa bán vừa lủi như cuốc hoặc để so sánh với rượu “quốc gia”). 

Với rượu công nghiệp - rượu Ty, Chính phủ bảo hộ đã tính số người cho mỗi tỉnh, mỗi làng mà chia rượu giao cho quan lại đưa dân nhận lãnh rượu. Đồng thời giao kế hoạch tiêu thụ rượu đến các cấp chính quyền huyện, tổng, xã, đề ra các biện pháp cụ thể như ma chay, cưới xin, lễ hội đình đám... bắt buộc phải mua rượu đủ theo quy định. Tuy vậy vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Buôn rượu lậu, nấu rượu lậu trở nên phổ biến trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 kéo dài đến cuối thế kỷ 20. Rượu lậu, thỉnh thoảng còn được chuyên chở bằng mọi cách, thậm chí bằng cả áo quan, hay bằng bất cứ phương tiện nào có thể tránh con mắt xoi mói dò xét của những vị chức sẵc truy thu thuế “Tây đoan”. 

Việc làm ăn bí mật này được tổ chức rất khéo léo, được giấu giếm ở mọi ngóc ngách, ở mọi nơi, ở những bãi cỏ đế cao vút đầu che chở. Những kẻ nấu rượu lậu có cả một hệ thống báo hiệu từ xa để có thể phát hiện được các quan chức truy thu thuế từ khi họ tới ‘thăm” vùng lân cận. Mặt khác, để nấu được nhiều rượu và đóng thuế thật ít, các lò rượu ở Sài Gòn - Chợ Lớn thường hối lộ các quan chức Tây đoan. Tới những năm 1920, mặc dù thực tế có tới hàng ngàn lò chưng cất rượu lậu bị tịch thu hàng năm, vẫn có tới hơn một nửa khối lượng rượu được tiêu thụ một cách suôn sẻ và dễ dàng, không hề mất một xu tiền thuế. 

(Chính thời kỳ này nảy sinh ra các cách bán rượu độc đáo như cô gái làng Mơ bán rượu ực. Cô gái bán rượu buộc bong bóng trâu vào bụng mình, nối với hai vòi hút bằng ống sậy chìa ra ngoài rồi mặc chiếc áo gụ để che mắt, tưởng như cô béo bụng hoặc mang bầu. Trong tay cô cầm chiếc chén, rót một chén cho người uống ngay tại chỗ, người mua uống ực một lần một chén. Hoặc cô kéo tà áo chìa vòi hút ra ngoài cho khách ngậm miệng vào vòi hút, tu từng hơi một, ực một ngụm là trả tiền một ực, ực hai ngụm là trả tiền hai ực). 

Đến năm 1933, do tình trạng buôn rượu lậu, nấu rượu lậu khó kiểm soát, do nguồn thu từ sản xuất và tiêu thụ rượu góp phần không nhỏ vào ngân sách, đồng thời, công nghiệp phát triển, yêu cầu cồn ngày càng nhiều, rượu sản xuất công nghiệp không đủ đáp ứng yêu cầu của người dân. Vì thế Chính quyền bảo hộ đã để cho một số làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời nấu rượu thủ công ở Việt Nam tiếp tục sản xuất rượu để bán. Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ bảo hộ để thu thuế. Như ở làng Vân (Bắc Giang), Làng Văn Điển (Hà Nội) và một số làng nghề mới phát triển thêm như Xuân Lai (Sóc Sơn - Hà Nội), Quan Đình (Từ Sơn - Bắc Ninh), Đỗ Xá (Hải Dương) .v.v...

Do người Việt có tập quán uống rượu lâu đời, thị trường ngày càng được mở rộng, tăng nhanh theo sự gia tăng dân số ở Đông Dương. Nếu không sản xuất được ở Việt Nam thì phải chở từ Pháp sang rất tốn kém. Nguyên liệu sản xuất rượu ở Việt Nam thì lại rất phong phú. Đồng thời thực tế cho thấy rượu nấu ở Việt Nam lúc đó hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên hiệu suất thu hồi thấp hơn hẳn so với phương pháp nấu rượu đang áp dụng ở Châu Âu. Vì vậy, việc sản xuất rượu bằng phương pháp công nghiệp ở Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận rất cao. Chính phủ Pháp bắt đầu dồn vào đầu tư cho ngành sản xuất rượu. Trong một thời gian, Chính phủ Pháp tiến hành thử nghiệm nấu cháo rồi dùng nguyên liệu để đường hoá tương tự như cách làm của nước Pháp song không hiệu quả vì chi phí nhập nguyên liệu từ Châu Âu rất cao so với giá thành. Chỉ đến khi công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp do ông Callmette chủ trì thành công trong việc nấu rượu từ gạo, ngô, việc sản xuất mới thực sự bắt đầu.

Ở miền Bắc bấy giờ, hãng Fontaine thành lập bốn Nhà máy rượu ở Miền Bắc, trong đó có Nhà máy Rượu Hà Nội. Được sự bảo trợ của Chính phủ Pháp, dù có sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà máy “công xi” của người Hoa, hãng Fontaine vẫn độc quyền sản xuất kinh doanh rượu trên toàn cõi Đông Dương. Tại mỗi tỉnh thành đều có các trạm phân phối, tiêu thụ thuộc Sở rượu Trung ương. Sản xuất rất ổn định trong suốt những năm từ 1934 đến 1944. Trong tổng ngân sách của toàn Đông Dương thời kỳ này ngành rượu chiếm 8,32%, trong đó riêng Hãng Fontaine chiếm 6,57%. 

Đến nay, với nguồn lương thực dồi dào, trong hoàn cảnh rượu nấu thủ công vẫn được tiêu thụ rộng rãi, các nhà máy rượu do Nhà nước quản lý như Công ty rượu Hà Nội đã tiến hành đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm mới, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, khẳng định chất lượng hàng đầu của rượu Việt Nam. 


Các loại rượu -
1. Loại Brandy, Cognac (V.S.O.P, X.O, V.S...)
Chỉ chung các loại rượu mạnh chưng cất từ rượu Vang (Nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80 phần trăm rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, trong quá trình ngâm thùng gổ, Brandy bắt đầu có màu hổ phách và có mùi nho.
Bước tiếp theo là pha trộn, nhiều loại Brandy được pha trộn với nhau cho đến khi hòa lẫn với nhau, sau đó pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%. Cũng có khi Brandy được pha thêm caramen (đường ngào) để có màu đẹp. Brandy có hai dòng chính là CognacArmagnac.
Do đặc tính của rượu, rượu cô nhắc thường được thưởng thức bằng các ly thân bầu nhưng miệng nhỏ, giúp cho hương vị tinh tế của rượu được lưu giữ tốt hơn và tôn được màu sắc cũng như độ trong của rượu. Lượng rượu rót ra trên các ly loại to thường ít một, đủ để chiếc ly khi đặt nằm trên mặt bàn cũng không sánh rượu ra ngoài. Khi cầm ly nên dùng lòng bàn tay ôm dưới mặt đáy của ly, sức nóng từ cơ thể con người truyền sang giúp cho hương thơm của rượu nổi bật hơn. Khi đưa ly lên mũi sẽ cảm nhận được mùi ban đầu. Khi hơi lắc nhẹ ly sẽ cảm nhận được độ sánh, độ trong của rượu và hương thơm trở nên mạnh mẽ hơn. Khi chạm lưỡi vào rượu, từng chút một, người thưởng rượu sẽ cảm nhận được toàn diện cái ngon của sự kết hợp hương thơm đậm đà và vị rượu đặc biệt, độc nhất vô nhị, không lẫn với các loại rượu khác trên thế giới. Rượu Cognac, ngoài cách uống nguyên chất như trên, còn có thể được pha trộn với các loại nước có Gaz hay Tonic để làm các loại nước giải khát hoặc khai vị với những hương vị đặc biệt. (Loại này thì pha với Coca được).
- Henessy
- Remy Martin
- Camus
- Martell
- Armagnac
- Pinean
- Napoleon
- St. Remy Napoleon
- Dumas


2. Whisky
Chưng cất từ ngũ cốc, có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sau đó được truyền bá sang Scotch và một số nước khác. Whisky là sản phẩm chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ khác. Các phương pháp sản xuất Whisky khác nhau rất nhiều, nhưng có một điều mà tất cả các phương pháp đều cùng chung đó là trước tiên ngũ cốc được xay thành hạt tấm và được trộn với nước ấm trong thùng kín. Tiếp theo đó nước mạch nha được trộn với Men trong một thùng lên men và được lên men. Chất lỏng phát sinh có khoảng 5% đến 10% Rượu. Trong các thiết bị chuyên môn, chất lỏng này được chưng cất nhiều lần. Hơi phát sinh (rượu, chất tạo hương vị) được ngưng tụ . Sau khi được pha loãng với một ít nước, được trữ trong thùng gỗ nhiều năm . Sau quá trình này thường thì Whisky được pha trộn (blend), làm loãng, lọc và đóng vào chai. (có 4 nhà sản xuất trên thế giới nổi tiếng nhất hiện nay là Scotch Whisky, Canadian Whisky, American Whisky, Irish Whisky)
Whisky như là một hình thức đặc biệt của rượu mạnh thông thường được uống để thưởng thức. Loại ly để uống là ly nhỏ, cao chân, miệng rộng hơn đáy hoặc loại ly Lớn, miệng rộng bằng đáy, đáy dày và thân ly thấp. Đóng góp vào đó trước tiên là những chất mang lại vị và hương thơm có bên trong. Do đó, có hai cách uống: Hoặc là pha thêm nước để làm loãng và gia tăng mùi thơm của Rượu (Pha thêm đến nồng độ chỉ còn khoản 35độ hoặc là Bỏ đá lạnh vào (Bỏ đá vào làm cho dễ uống nhưng làm Rượu mất hương thơm và nó trở nên đục.). Các Đệ Tử của Rượu nào mà pha với Coca+ Đá thường là chiêu tàn sát bản thân (Pha Coca/Soda dễ say hơn) và tàn sát nhau (Do uống dễ hơn).
- Johnnie Walker (Red, Black, Green, Gold, Blue,… Label)
- Chivas Regal (12, 18, 21 Years)
- Macallan
- Jameson
- John Power & Son
- Red Breast
- Jim Beamz


3. Vodka
Rượu Vodka được định nghĩa là rượu trung tính được cất từ bất cứ nguyên liệu nào như lúa mì, khoai tây, bắp, củ cải đừơng..v.v. Vodka được sản xuất và lọc để không có màu sắc, không có mùi.
Cách uống Vodka: Cách uống truyền thống là cho chai rượu vào ướp lạnh đến khi vỏ chai lạnh buốt thì lấy ra, rót vào ly .
- Adsolut
- Polmos Bialystok
- Smirnoff
- Skyy
- Putinka
- Wiśniowa Polska
- …


4. Gin
Gin được chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt côca, gừng, vỏ chanh, cam, ...Về mặt kỹ thuật ,Gin có thể được coi là các loại rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ Cồn trong rượu Gin thường là 34 – 47%.
- Tanqueray Gin 
- Bombay Sapphire
- Beefeater Gin
- Rose Gin
- …


5. Tequila
Tequila được cất từ nước ép lên men hoặc nhựa lên men của cây Maguey hoặc Mezcal một loại cây nhỏ có tên là Tequilara Weberi, cây này giống cây xương rồng. Hương của nó có mùi thảo mộc,mùi cỏ và mùi rau tự nhiên và có khuyng hướng hòa tan với muối và nước chanh. Tequila có hai cách uống:
- Sử dụng với muối (cách này trong các quán bar hay làm). Đó là cho muối ra lưng bàn tay hay miệng ly, sau khi liếm muối, bạn uống liền một hơi Tequila.
- Sử dụng một lát chanh hoặc một trái ớt nhỏ, và nếu có thể thì dùng kèm với những món ăn truyền thống của Mexico như trái bơ nghiền, các loại xốt cay làm từ cà chua và ớt.

- Tequila El Jimador
- Tequila Olmeca
- …


6. Rhum 
Rum là sản phẩm được cất tù nước mía lên men hoặc các sản phẩm từ cây mía. Rum giữ lại được hầu hết hương vị tự nhiên của sản phẩm gốc mía.
- Cachaça Velho Barreiro
- Havana Club
- Bacardi Rum